Có lẽ các bạn cũng đã biết hệ thống năng lượng Mặt Trời lấy cảm hứng từ hoa hướng dương,hay là chiếc găng tay tắc kè giúp con người có thể leo lên tường thẳng đứng giống người nhện trong phim đã hiện thực hóa được, thêm nữa là cánh quạt răng cưa giống khủng long,…. là một số những bước ngoặt đột phá lớn trong công nghệ bắt nguồn từ khả năng kỳ diệu của sinh vật trong tự nhiên.
Được di sản từ hàng triệu năm tiến hóa đã cho phép các loài sinh vật rất nhiều khả năng giúp nó thích ứng cực tốt với từng môi trường sống riêng biệt và trong số đó có thể được con người chúng ta bắt chước lại cải tiến, để hoàn thiện công nghệ hiện tại, hứa hẹn sẽ áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đem lại những thành tựu lớn.
Ý tưởng kính siêu bền lấy cảm hứng từ vỏ sò
Kính là loại mong manh dễ vỡ và đó luôn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu nhằm tìm ra cách giúp tăng độ bền của nó. Đại học McGill, Montreal các nhà nghiên cứu đã đạt được bước tiến đột phá trong việc phát triển một loại chất liệu mới lấy cảm hứng từ vỏ loài sò với tuyên bố khẳng định rằng chúng bền hơn kính truyền thống gấp 200 lần.
Sống dưới đáy biển,hầu như những loài động vật thân mềm có cấu trúc vỏ với các đường vân siêu nhỏ đó nhằm giúp chúng chống lại những nguy hiểm, và cả các tác động mạnh từ bên ngoài.
Để mô phỏng áp dụng khả năng này trên quy mô lớn, các nhà nghiên cứu đã thực hiện khắc các đường vân lên bề mặt thủy tinh sau đó lấp lại bằng polymer.
Kết quả cuối cùng là loại vật liệu khi bị chấn động mạnh vẫn không hề vỡ như kính thông thường thật sự bất ngờ và thành công đúng không ạ.
Ý tưởng từ tôm tít
Đúng vậy những sinh vật sinh sống dưới đại dương luôn có nhiều khả năng thần kỳ khiến con người phải thán phục trước sự chống trọi của chúng.
Đó là kết quả của quá trình thích nghi môi trường nhiều thế kỷ qua nhằm tồn tại trong nhiều điều kiện sống khắc nghiệt bên dưới đáy đại dương và đó luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho con người bắt chước theo để có những ý tưởng đột phá điển hình như loài tôm tít.
Một con tôm tít màu sắc sặc sỡ chỉ dài hơn 10 cm nhưng sở hữu chiếc càng với tốc độ búng cực nhanh, chúng thực hiện được 50.000 cú búng tới con mồi, tương đương với lại 50.000 lần đạn bắn trong cuộc đời nó.
Các nhà nghiên cứu luôn muốn và tìm ra khai thác bí mật từ chiếc càng của loài tôm tít này để phát triển áp dụng vào những chiếc áo giáp, khung xe với tính chất siêu bền, siêu cứng nhưng cũng cực nhẹ.
Và thực chất bên trong cấu trúc chiếc càng đó là một tổ hợp 3 vùng đặc biệt hình thành nên bộ khung cực kỳ bền, bền hơn cả cấu trúc gốm trước đấy. Mặt khác, cấu trúc tôm tít còn có trọng lượng cực nhẹ, kết hợp với độ bền nên tiềm năng ứng dụng của nó là vô hạn.
Ý tưởng từ hoa hướng dương vào năng lượng Mặt Trời
Tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) các nhà khoa học là một trong số những nhà tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ vào năng lượng sạch, bao gồm cả việc tăng cường hiệu suất các nhà máy năng lượng Mặt Trời. Bằng việc sắp xếp các tấm gương khổng lồ theo cấu trúc tương tự giống như hoa hướng dương, các nhà nghiên cứu đã tạo nên những hệ thống tập trung năng lượng Mặt Trời (CSP) với kích thước nhỏ gọn gàng hơn đến 20%. Điều này không chỉ tốn ít không gian hơn, mà hiệu suất chuyển đổi năng lượng của các tấm năng lượng cũng được tăng lên đáng kể bằng cách đặt chúng tập trung năng lượng nghiêng về một góc 137 độ giống với cách mà hoa hướng dương hướng về phía mặt trời. Đây còn được gọi là “góc vàng” vốn đã được sử dụng phổ biến từ thời Hy Lạp cổ đại.
Ý tưởng cánh quạt turbine gió lấy cảm hứng từ khủng long
Có vẻ nghe hơi ghê chút nhưng thật sự loài động vật này đã tuyệt chủng nhưng nó đã đang và vẫn còn truyền cảm hứng cho các nhà khoa học nghiên cứu trong quá trình phát triển năng lượng có thể tái tạo.
Và đó là thành công của các nhà khoa học tại Siemens đã tìm ra cách tăng cường hiệu suất các cánh quạt trong turbine gió nhờ vào hóa thạch được tìm ra của loài khủng long.
Chi tiết hơn, đó là các nhà nghiên cứu đã chế tạo nên cánh quạt gió lấy cảm hứng từ tấm sừng liền kề như răng cưa trên lưng của loài khủng long Stegosaurus.
Các nhà khoa học cho biết: “Khi các dòng không khí từ bên trên và bên dưới cánh quạt gặp nhau, khiến chúng sẽ tạo nên sự nhiễu loạn, dẫn đến tăng sức cản của không khí và gây ra tiếng ồn.
Và chính thiết kế cánh quạt theo dạng răng cưa như loài khủng long sẽ phá vỡ các dòng không khí đó,và ngăn chặn sự nhiễu loạn.”
Ý tưởng chiếc lá nhân tạo có đầy đủ chức năng
Đó là chiếc lá nhân tạo với khả năng chuyển nước và ánh sáng thành oxy khả dụng giống hệt như cấu trúc chiếc lá ngoài đời thật.
Nhà nghiên cứu Julian Melchiorri là người đã tạo nên chiếc lá từ sự kết hợp của sợi tơ nhân tạo bao lấy các hạt lục lạp tự nhiên nơi chứa những chất diệp lục có nhiệm vụ hấp thụ năng lượng Mặt Trời, đó là yếu tố quan trọng trong trình quang hợp.
Chiếc lá nhân tạo với độ bền cao, được dùng như một máy tạo oxy, ý tưởng lọc không khí này không chỉ áp dụng cho dưới Trái Đất mà còn cả các phi hành gia trên vũ trụ trong tương lai.
Ý tưởng găng tay leo tường giống như tắc kè
Chiếc găng tay lấy cảm hứng ý tưởng từ khả năng bám dính của chân loài tắc kè có thể giúp con người biến thành người nhện trong phim, có khả năng đu và bám leo trèo trên những tòa nhà hoặc bức tường thẳng đứng.
Ý tưởng được phát triển bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Stanford, mặt trong chiếc găng tay bao gồm 24 miếng dính polymer dạng răng cưa lấy ý tưởng từ cấu trúc chân của loài tắc kè – chuyên gia leo núi của thế giới động vật.
Với chiếc găng tay đó, một người có cân nặng trung bình có thể đeo bám trên một bức tường kính thẳng đứng. Sau khi thử nghiệm thành công, công nghệ này đã nhanh chóng được NASA chú ý tới nhằm chế tạo găng tay cho các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ ngoài không gian hoặc dùng để dọn dẹp rác thải ngoài vũ trụ.
Thật sự những ý tưởng tầm cỡ này đã mang lại thành công cho các nhà nghiên cứu cũng thư hiệu quá rất tốt áp dụng vào trong cuộc sống thức tiễn của cong người đúng không ạ
Và hãy cũng tham khảo thêm những thành tựu đột phá của ngành công nghệ điện tử đem lại những hiệu quả, những ưu điểm lợi ích cho ngôi nhà cũng như cuộc sống hằng ngày của bạn nhé.!